Sai một li đi một dặm, 3 sai lầm kinh điển nhưng sức sát thương rất cao, làm sao để chủ spa mới không vướng phải sai lầm mà hàng ngàn chủ spa mới mắc phải, và có thể đã phải trả giá đắt bằng việc rút khỏi cuộc chơi?
1. Đầu tư quá nhiều vào không gian và trang trí
Nếu bạn vừa tập sự kinh doanh thì lời khuyên chân thành bạn nên cân nhắc chi phí về đầu tư không gian cho spa/salon. Dẫu biết chủ spa nào cũng muốn tiệm của mình thật chỉnh chu, có gu và thật chill vì là tâm huyết là ước mơ phải đầu tư cho đáng. Đây là sai lầm kinh điển của chủ spa mới mà không phải ai cũng kịp nhận ra, đâu đâu cũng thấy các bên thiết kế spa quảng cáo và giá thành thì cần ‘cân nhắc’ rất nhiều. Chủ spa lâu năm hiểu phần đầu tư này nên càng nhỏ càng tốt, miễn sao vẫn đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng nhất.
Vì chi phí đầu tư không gian này rất ‘nặng’ ảnh hưởng đến thời gian thu hồi vốn, vì bạn mới tập tành nên cần ‘gồng’ lỗ thời gian dài nếu tiệm chưa kinh doanh tốt, vì đầu tư lại chỉnh trang lại không gian hoàn toàn có thể khi tiệm kinh doanh ổn định hơn. Những điều này, sẽ không ai chia sẻ rõ ràng với chủ spa mới, rằng tiệm của bạn có thể đóng cửa và chi phí đầu tư cho không gian không lấy lại được mà còn là ‘cục chì’ nặng nề trong quá trình vận hành tiệm.
2. Quản lý nhân viên chưa hiệu quả
Nỗi lòng thấu trời xanh này thì chỉ khi bạn bắt đầu thực kinh doanh sẽ thấy rõ ràng nhất, nhân viên xin nghỉ ‘ra vào’ liên tục. Ban đầu, việc này không quá liên quan đến cách quản lý của chủ mà sẽ được xem là không hợp ‘văn hóa’, quá trình đào thải này bắt buộc diễn ra để bạn tìm được nhân viên phù hợp ‘ tâm đầu ý hợp’. Sau thời gian này thì việc quản lý vận hành sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhân viên của bạn.
Lời khuyên là mọi quy trình, hành động, lời nói cần được viết chi tiết và rõ ràng và tiếp tục được cải thiện chỉnh sửa trong quá trình vận hành từ bạn hoặc từ chính nhân viên của bạn. Thêm nữa là chính sách thưởng/phạt cũng cần minh bạch để nhân viên có động lực phấn đấu. Sai lầm của chủ spa mới là mọi thứ đều ‘nói miệng’ dẫn đến tranh cãi hay mâu thuẫn không cần thiết.
Điểm cộng của việc minh bạch tài liệu về quy trình, giúp chủ tiết kiệm thời gian khi đào tạo nhân viên mới, và quan trọng hơn sẽ không có việc ‘ma cũ bắt nạt ma mới’. Lúc này, khi nhân sự ổn định, chủ spa sẽ có nhiều thời gian có việc tăng chất lượng dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng.
3. Chưa hiểu đúng và đủ về các hoạt động marketing
Đây là hoạt động thiết yếu và 100% các chủ spa mới đều triển khai, và rất rầm rộ ngày khai trương. Tuy nhiên, các hoạt động marketing hay theo trend, nhỏ lẻ, không có kế hoạch rõ ràng cụ thể. Đây cũng là một trong những sai lầm phổ biển, nhất là đối với các spa nhỏ.
Vì chưa có kế hoạch nên chi phí marketing sẽ được tập trung trong thời gian đầu, và nhỏ giọt nếu việc kinh doanh chưa đạt như kỳ vọng. Thị trường spa được đánh giá là cuộc chiến đỏ lửa, nên việc chuẩn bị tâm lý cho việc gồng lỗ trong 1 thời gian cũng như đảm bảo chi phí dành cho marketing là điều tiên quyết. Bước tiếp theo là kế hoạch marketing ngắn hạn, từng bước và đo lường hiệu quả ngay sau đó.
Trên đây là kinh nghiệm ‘xương máu’ của vô số chủ spa chia sẻ lại, hy vọng sẽ hỗ trợ phần nào cho các chủ spa mới bớt ‘tổn thất’ trên con đường xây dựng cơ nghiệp.
Ngoài ra, chủ spa nhỏ có thể tham khảo thêm ‘3 điều chủ spa nhỏ nhất định không được quên’, hoặc đăng ký để nhận tài liệu Marketing trên 1 trang giấy dành riêng cho spa/salon nhỏ được Lookme biên soạn tóm tắt từ sách One page marketing của Allan Dib.
Al Ries, một chuyên gia tiếp thị và tác giả sách nổi tiếng người Mỹ đã nhận định như sau: “Mọi người đều biết rằng Marketing là một vấn đề rất phức tạp, Allan Dib đã giải quyết được vấn đề đó trong cuốn sách tuyệt vời này. Hãy đọc nó và đơn giản hóa cuộc sống của bạn đi thôi”