Khi chủ spa nhỏ kinh doanh có nghĩa là phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc, áp lực lớn dẫn đến có nhiều hạng mục quan trọng nhưng lại dễ bị bỏ quên.
Thông thường chủ spa/salon tốn rất nhiều thời gian và công sức cho chất lượng dịch vụ và quản lý nhân viên để đảm bảo việc vận hành trơn tru. Tuy nhiên, có 5 hạng mục cực quan trọng mà chủ spa/salon vừa – nhỏ nhất định không được quên để phát triển spa/salon được lâu dài
1. Lên kế hoạch marketing ngắn hạn cho chủ spa nhỏ
Bước này cần thực thi ngay ban đầu, có khi ngay khi cả spa/salon chưa đi vào hoạt động để chủ có thể xem được nhu cầu và lượng khách hàng sẵn sàng chi trả cho dịch vụ. Thật vậy, bạn để ý xem mọi chuyên gia luôn có kế hoạch: bác sĩ có phác đồ điều trị, phi công có lộ trình bay, các vị tướng luôn có bản đồ bày binh bố trận trước cuộc chiến… Tuy nhiên các chủ spa/salon nhỏ thường làm theo cảm tính, làm marketing không có kế hoạch cụ thể hay theo phong trào.
Việc đầu tư cho kế hoạch và ngân sách cho marketing theo tuần/tháng là rất cần thiết, là sống còn. Hoạt động marketing cho spa/salon phải dễ dàng theo dõi, đo lường được và liên tục từng bước ngắn hạn. Đây cũng là kim chỉ nam để chủ spa/salon có thể chọn kênh truyền thông phù hợp.
2. Kế hoạch tài chính
Hơi trần trụi chính là khả năng gồng lỗ trước khi hòa vốn, đây cũng là vấn đề nhiều chủ spa nhỏ ‘né’ nhắc đến hoặc làm sơ sài khi kinh doanh. Quả thật, từ kế hoạch đến thực thi sẽ có rất nhiều hạng mục ‘thực tế’ mà đụng chuyện mới xuất hiện, nên ngoài việc dự kiến những hạng mục lớn thì luôn cập nhật bảng tài chính giúp chủ spa/salon an tâm hơn, nên nhất định không được quên.
Một bí kíp chủ spa nhỏ có thể lưu lại là nếu chưa kịp phân loại cho chi phí phát thì chỉ cần ghi lại càng chi tiết càng tốt. Điều nằm sẽ giúp quản lý chi tiêu trước mắt và nhìn được bức tranh chi phí tổng quan. Tin vui là chỉ mất thời gian lúc đầu, còn về sau khi mọi chi phí đã đi vào guồng thì sẽ tối ưu được công sức cho hạng mục này.
Ngoài ra, chủ spa nhỏ có thể hoàn toàn tự tối ưu chi phí bằng việc giảm các chi phí ít quan trọng bao gồm cả chi phí cố định và chi phí hoạt động.
3. Ứng dụng công nghệ
Thời đại bùng nổ công nghệ, ngành spa/salon cũng không đứng ngoài cuộc khi có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ cả việc quảng bá và vận hành. Chủ spa/salon thường ‘ngán’ việc vừa phải tốn thêm chi phí lại tốn thêm công sức để sử dụng công nghệ. Thời gian đầu, thì excel sẽ đảm bảo việc vận hành, nhưng khi lượng khách hàng tăng lên: làm sao tối ưu công suất, làm sao chăm sóc khách hàng cũ, đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ, làm sao để tăng doanh thu trên 1 khách hàng….? Hàng chục các câu hỏi, kèm theo đó là các đầu công việc thể trả lời được thắc mắc.
Đó là lúc công nghệ có thể giúp chủ spa/salon có thể tự phân tích, đánh giá để đảm bảo hiểu đúng và đủ về công việc kinh doanh. Hiện nay, đã có nhiều nền tảng thương mại điện tử như Lookme giúp chủ spa/salon có thể quảng bá thêm, tăng doanh thu – khách hàng và tối ưu công suất vào giờ thấp điểm. Các phần mềm để quản lý chi phí, nhân sự
Ở trên là 3 điều Lookme nghiên cứu và tổng hợp cho các chủ spa/salon vừa và nhỏ. Ngoài ra, nếu các chủ spa/salon muốn nhận tài liệu về Marketing trên 1 trang giấy dành riêng cho spa/salon nhỏ được biên soạn tóm tắt từ sách One page marketing của Allan Dib.
Al Ries, một chuyên gia tiếp thị và tác giả sách nổi tiếng người Mỹ đã nhận định như sau: “Mọi người đều biết rằng Marketing là một vấn đề rất phức tạp, Allan Dib đã giải quyết được vấn đề đó trong cuốn sách tuyệt vời này. Hãy đọc nó và đơn giản hóa cuộc sống của bạn đi thôi”